Duolingo
Duolingo /ˈdjuːoʊˌlɪŋɡoʊ/ là một nền tảng (platform) học ngôn ngữ miễn phí và dịch văn bản dựa trên "crowdsourcing" (mã nguồn đóng góp từ cộng đồng). Thiết kế của nó giúp người dùng vượt qua các bài học và đồng thời cũng giúp dịch văn bản, tài liệu.[1][2] Duolingo cung cấp các khóa học Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Ý, Tiếng Hà Lan, Tiếng Ireland, Tiếng Đan Mạch, Tiếng Thụy Điển và Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cho người nói tiếng Anh, cũng như các khóa học Tiếng Anh cho người nói Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Ý, Tiếng Hy Lạp, Tiếng Hà Lan, Tiếng Nga, Tiếng Ba Lan, Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Tiếng Hungaria, Tiếng Romania, Tiếng Nhật, Tiếng Hindi, Tiếng Indonesia, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Séc, Tiếng Việt và nhiều cặp ngôn ngữ khác.[3] Duolingo đã xuất hiện trên Web[4], iOS[5], Android[6] và Windows Phone[7].[8]
Duolingo khởi động đợt beta kín vào ngày 30 tháng 11 năm 2011 và thu hút hơn 300.000 lượt người đăng ký. Vào ngày 19 tháng 6 năm 2012, Duolingo chính thức công khai ra mắt. Vào năm 2013, Apple chọn Duolingo cho danh hiệu iPhone App of the Year (Ứng dụng iPhone của năm), trở thành ứng dụng giáo dục đầu tiên đạt được thành tích này.[9] Duolingo giành giải Crunchies 2014 ở hạng mục Best Education Startup[10] và là ứng dụng giáo dục được tải về nhiều nhất trên Google Play trong năm 2013 và 2014.[11] Tính đến tháng 1 năm 2014, Duolingo đạt trên 60 triệu người dùng, trong đó có khoảng 20 triệu người tích cực sử dụng.[12]
Duolingo cung cấp các bài học viết và chính tả mang tính bao quát, với phần luyện nói cho những người sử dụng ở trình độ cao hơn. Chương trình học bao gồm một cây kĩ năng được trò chơi hóa mà người dùng có thể từng bước vượt qua và phần từ vựng nơi bạn có thể luyện các từ mà mình đã học.
Người dùng thu được "điểm kinh nghiệm" (XP) khi học xong một bài học. Các kĩ năng được xem là "đã được học" khi người dùng học xong tất cả các bài học liên quan đến kĩ năng đó. Người dùng nhận một điểm cho mỗi đáp án đúng, mất một cho mỗi câu trả lời sai, và hoàn thành bài học khi đạt đủ 10 điểm kinh nghiệm (Ở phiên bản trước người dùng bắt đầu với bốn "tim" ở những bài học đầu và ba trong các học sau, một "tim" sẽ bị mất mỗi khi trả lời sai). Ngoài ra, còn có tính năng tính ngày học liên tiếp (streak) để tăng động lực cho người dùng. Bạn có thể dùng Streak Freeze cho phép bạn không bị mất streak nếu bạn không đạt được điểm kinh nghiệm nào sau một ngày.Duolingo cũng có phần luyện tập tính thời gian, nơi người dùng được trao 30 giây cùng 20 câu hỏi và nhận được một điểm kinh nghiệm. Thử trả lời tất cả câu hỏi trước khi hết thời gian, đồng thời rèn luyện tính phản xạ cũng như tất cả kiến thức bạn học được cùng 7 hay 10 giây bù (phụ thuộc vào độ dài câu hỏi) cho mỗi câu trả lời đúng.[13] Bởi mục đích của Duolingo là tạo điều kiện để người sử dụng học ngôn ngữ, mỗi kĩ năng (gồm từ 1 tới 10 bài học) có một "thanh độ mạnh" phản ánh ước tính của máy tính đối với trí nhớ của người dùng về một từ hay một cấu trúc ngữ pháp nào đó. Sau một khoảng thời gian nhất định, các thanh độ mạnh sẽ nhạt dần, tức là người dùng cần phải làm mới hay học lại bài học đó, hay nghĩa là "tăng cường các kĩ năng còn yếu." Các khóa học có thể dạy một số lượng từ lên tới 2.000 từ.[14]
Duolingo sử dụng một cách tiếp cận thiên về hướng dữ liệu đối với việc dạy học.[15] Trong suốt quá trình học, hệ thống thống kê những câu hỏi gây khó cho người dùng và những dạng lỗi nào mà họ hay mắc phải. Nó sẽ tổng hợp các dữ liệu đó và tiếp thu từ các dạng mà nó nhận ra.
Hiệu quả mà cách tiếp cận hướng dữ liệu của Duolingo tạo ra đã được đánh giá một cuộc nghiên cứu bên ngoài do Duolingo thực hiện. Được tiến hành bởi các giáo sư tại Đại học Thành phố New York và Đại học Nam Carolina, cuộc nghiên cứu ước tính rằng 34 giờ trên Duolingo có thể cung cấp khả năng đọc và viết của một học kì đại học dành cho một khóa học cơ bản của một học sinh năm nhất tại Mỹ tốn trên 130 giờ. Cuộc nghiên cứu không đánh giá khả năng nói. Nó chỉ ra rằng đa phần các học sinh bỏ học chỉ sau hai tiếng học.[16] Cuộc nghiên cứu cũng nhận thấy rằng người dùng Rosetta Stone mất khoảng từ 55 đến 60 tiếng để học hết một lượng kiến thức tương đương.[17]
Duolingo không thu phí người dùng cho việc học ngôn ngữ. Thay vào đó, họ sử dụng mô hình kinh doanh điện toán đám mây, nơi những thành viên của cộng đồng dịch văn bản và đánh giá các bản dịch. Các văn bản đó đến từ các tổ chức trả tiền để Duolingo dịch. Các tài liệu có thể được thêm vào Duolingo cho việc dịch thuật bằng một tài khoản đã đăng ký.[18] Vào ngày 14 tháng 10 năm 2013, Duolingo thông báo họ đã ký một thỏa thuận với CNN và BuzzFeed để dịch các bài báo cho các trang web quốc tế của hai công ty trên.[19][20]
Vào tháng 7 năm 2014, Duolingo bắt đầu một dịch vụ chứng nhận ngôn ngữ như một mô hình kinh doanh mới.
Các nhà tư bản liên doanh và các công ty đầu tư giữ cổ phần trong Duolingo bao gồm Fred Wilson,[21] New Enterprise Associates,[22] Union Square Ventures,[23] và công ty của Ashton Kutcher mang tên A-Grade Investments.[24][25]
Thay vì từ từ thêm những ngôn ngữ mới, CEO Luis von Ahn đã nói sẽ tạo một công cụ cho cộng đồng có thể tự xây dựng một khoá ngôn ngữ với hy vọng có thêm nhiều ngôn ngữ nữa và "tăng sức mạnh cho những chuyên gia và những người đam mê về một ngôn ngữ nhất định để dẫn đường tạo khoá học mới".[26] Và kết quả là The Language Incubator (Vườn ươm ngôn ngữ), ra mắt vào ngày 9 tháng 10 năm 2013.[27][28] Bên cạnh việc giúp tạo ra các khoá học về những ngôn ngữ được nói rộng rãi, Vườn ươm Duolingo còn muốn bảo tồn những thứ tiếng ít được phổ biển như Latin, Maya hay Basque. Khoá đầu tiên ra lò từ Incubator là khoá học tiếng Anh từ tiếng Nga, khởi động từ 19 tháng 12 năm 2013.[29]
Mỗi khóa học có ba giai đoạn. Đầu tiên, khi có đủ sự quan tâm từ cộng đồng để thêm một khóa học mới và có các tình nguyện viên thông thạo cả hai ngôn ngữ, khóa học bắt đầu giai đoạn 1 (Chưa phát hành). Giai đoạn thứ hai (Phát hành Beta), bắt đầu khi khóa học đã được chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng để thử nghiệm beta mở. Cuối cùng, khóa học chuyển sang giai đoạn 3 (Tốt nghiệp Beta) khi khóa học đó tương đối ổn định. Các Moderator/Contributor là người có thể điều chỉnh lại khóa học và tiếp tục cải thiện nó.
Download ứng dụng Duolingo trên CH Play, App Store
Nguồn: Wikipedia
Nhận xét
Đăng nhận xét